Tưởng chừng Ellie sẽ mất niềm tin vào cuộc sống, nhưng nhờ xem bộ phim về chú cá heo Winter bị cắt cụt đuôi mà vẫn bơi thần kỳ, cô bé tìm tới bơi lội vào năm 8 tuổi và bắt đầu khai phá khả năng tiềm ẩn của bản thân.
Ellie Challis tìm thấy đam mê với đường đua nước (Ảnh: British Swimming).
Vượt qua nỗi đau đoạn chi, Ellie gặt hái nhiều thành tích trên "đường đua xanh" khi liên tiếp đạt huy chương tại các giải vô địch thế giới, là vận động viên bơi lội trẻ nhất Vương quốc Anh giành huy chương bạc tại Thế vận hội Paralympic 2020 khi mới 17 tuổi.
Ellie gặt hái nhiều thành tích trên "đường đua xanh" (Ảnh: Independent).
Gần đây nhất, nữ kình ngư tham gia Paralympic Paris 2024 và giành huy chương vàng ở hạng mục bơi ngửa 50m. Ngoài bơi lội, Ellie là vận động viên trượt ván tài năng và mơ ước trở thành thợ làm bánh.
Bằng tiếng nói của mình, Ellie tích cực kêu gọi mọi người tiêm vaccine ngăn chặn bệnh do não mô cầu, tránh lặp lại hoàn cảnh như của cô.
Ellie trở thành biểu tượng truyền cảm hứng vượt lên số phận (Ảnh: Telegraph).
Năm 2023, Quỹ nghiên cứu về bệnh do não mô cầu, Liên đoàn các tổ chức phòng chống bệnh do não mô cầu (CoMO) và Sanofi đã ra mắt lá cờ đẩy lùi bệnh viêm màng não. Ellie Challis cùng với hai vận động viên cũng từng chịu di chứng do não mô cầu gồm Théo Curin (Pháp) và Davide Morana (Ý) đồng hành phất lên lá cờ, biểu tượng đầu tiên trên toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức về bệnh này như cách mà dải băng hồng tạo ra nhận thức về bệnh ung thư vú. Trước đó, khi mắc bệnh, Théo Curin chỉ mới 6 tuổi, còn Davide 24 tuổi.
3 vận động viên từng mắc bệnh do não mô cầu: Théo Curtin, Davide Morana và Ellie Challis (Ảnh: Sanofi).
Cách phòng bệnh do não mô cầu hiệu quả
Vi khuẩn não mô cầu gây nhiều bệnh cảnh nặng nề như: viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi,... Trong đó, viêm màng não được xem là bệnh tử có thể gây tử vong trong 24 giờ. Vi khuẩn dễ lây qua đường hô hấp như ho, hắt hơi, tiếp xúc gần hàng ngày như hôn, dùng chung dụng cụ, ly tách, sống trong các khu tập thể, khu cắm trại...
Theo CDC Mỹ, cứ 1 trong 2 người mắc bệnh do não mô cầu sẽ tử vong nếu không điều trị kịp thời. Cứ 5 người sống sót thì có 1 người bị khuyết tật cả đời như đoạn chi, chậm phát triển trí tuệ, điếc, liệt...
Ai cũng có nguy cơ mắc não mô cầu khuẩn nhưng trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên 14-20 tuổi, người suy giảm miễn dịch, người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trong đó, thanh thiếu niên dễ nhiễm vì sinh hoạt ở môi trường đông người, tăng giao tiếp xã hội, khoảng trống miễn dịch lớn…
Mới đây, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng thông tin vừa ghi nhận 4 ca mắc não mô cầu, trong đó 3 bệnh nhân được chuyển điều trị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM. Trước đó, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng ghi nhận một bé trai 6 tháng tuổi (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao, nôn trớ, phát ban dạng chấm li ti toàn thân. Bé chưa tiêm vaccine phòng não mô cầu.
Phân tích gộp 89 nghiên cứu từ 28 nước cho thấy thanh thiếu niên là nhóm người lành mang trùng cao nhất, trong đó 23,7% ở độ tuổi 19. Một nghiên cứu trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, trong số bệnh nhân tử vong do não mô cầu, 48% là thanh thiếu niên. Tại Việt Nam, thanh thiếu niên và người trưởng thành chiếm 60% số ca bệnh được báo cáo.
Thanh thiếu niên dễ nhiễm não mô cầu, trở thành người lành mang trùng hoặc phát bệnh (Ảnh: Shutterstock).
Theo một nghiên cứu ở Anh, chi phí chăm sóc một bệnh nhân viêm màng não suốt cuộc đời mất khoảng 1,72 triệu bảng Anh (hơn 56 tỷ đồng). Tại Việt Nam, chi phí chăm sóc bệnh nhân chiếm 83% tổng chi tiêu gia đình hàng tháng.
Thanh thiếu niên tiêm vaccine phòng não mô cầu (Ảnh: Shutterstock).
Chủng ngừa là cách hiệu quả nhất giúp phòng bệnh do não mô cầu, giảm gánh nặng và biến chứng. Não mô cầu khuẩn có 12 nhóm huyết thanh gây bệnh chính, trong đó 6 nhóm A, B, C, X, W-135, Y gây 90% ca bệnh trên thế giới. Dịch tễ học các nhóm huyết thanh có sự biến đổi, thay đổi theo thời gian và giữa các quốc gia, các vùng địa lý nên khó dự đoán.
Hiện Việt Nam có 3 loại vaccine phòng 5 nhóm não mô cầu khuẩn là vaccine nhóm A, C, Y, W-135 của Mỹ, nhóm B của Ý và nhóm B, C của Cuba. Trong đó, vaccine cộng hợp tứ giá của Mỹ giúp giảm đến 90% số ca mắc do nhóm huyết thanh C, Y và W-135. Việc tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine não mô cầu để phòng bệnh rất cần thiết, đặc biệt với thanh thiếu niên đang trong độ tuổi học tập, lao động.
" alt=""/>"Nữ hoàng đường đua xanh" vượt qua nỗi đau đoạn chi vì bệnh do não mô cầuNgười Việt chi mạnh tay cho các dịch vụ y tế chất lượng cao.
Hằng năm, khoảng 500.000 bệnh nhân từ các quốc gia khác đến Singapore điều trị bệnh, đặc biệt các bệnh như ung thư, phẫu thuật tim và phẫu thuật chỉnh hình phức tạp. Riêng Việt Nam ghi nhận hơn 30.000 lượt, chiếm gần 10% trong tổng số, cho thấy người Việt rất tin tưởng vào chất lượng dịch vụ y tế tại đây.
Việc ra nước ngoài điều trị mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng còn nhiều hạn chế. Người bệnh phải đối mặt với khó khăn về khoảng cách địa lý, rào cản ngôn ngữ và chi phí khám chữa bệnh cao hơn trong nước. Chẳng hạn, Singapore, dù nổi tiếng về y tế chất lượng cao nhưng chi phí sinh hoạt thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới, gây áp lực tài chính lớn, nhất là với những người cần điều trị lâu dài. Hơn nữa, sự thiếu vắng người thân đồng hành càng làm tăng thêm căng thẳng cho người bệnh.
Trước thực trạng này, Bộ Y tế đặt mục tiêu nâng cao năng lực hệ thống y tế trong nước, phát triển các kỹ thuật chuyên sâu, tiệm cận tiêu chuẩn khu vực. Nhiều bệnh viện Việt Nam đã chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm cung cấp dịch vụ y tế tiêu chuẩn quốc tế. Điển hình là sự hợp tác giữa Bệnh viện Quốc tế Mỹ (Bệnh viện AIH) và Bệnh viện Raffles Singapore, mang đến cơ hội tiếp cận các phương pháp điều trị y tế tiên tiến tại Việt Nam.
Bệnh viện AIH thành lập các trung tâm khám chữa bệnh tiêu chuẩn Singapore tại Việt Nam
Bệnh viện Raffles Singapore - thành viên của Raffles Medical Group, Tập đoàn Y tế và Chăm sóc sức khỏe tư nhân tích hợp hàng đầu tại châu Á, hiện diện trên 14 thành phố ở Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Campuchia.
Theo kế hoạch hợp tác, Bệnh viện AIH sẽ thành lập các trung tâm khám chuyên khoa tiêu chuẩn Singapore, bao gồm Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình AIH và Trung tâm Ung bướu AIH, nhằm mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.
Với mong muốn mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho bệnh nhân, bà Nguyễn Thị Mỹ Linh - Tổng giám đốc Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) cho hay, Bệnh viện AIH muốn phá vỡ rào cản và ranh giới địa lý trong việc chăm sóc sức khỏe, tối ưu lợi ích và trải nghiệm khám chữa bệnh liền mạch cho bệnh nhân.
Thông qua hợp tác toàn diện với Bệnh viện Raffles Singapore, Bệnh viện AIH đưa các dịch vụ y tế tiêu chuẩn quốc tế dễ tiếp cận với chi phí hợp lý đến gần hơn với người dân, qua đó góp phần nâng tầm dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.
Đại diện Bệnh viện AIH và Bệnh viện Raffles Singapore ký kết thỏa thuận hợp tác y khoa.
Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình AIH sẽ tập trung phát triển các kỹ thuật phẫu thuật tiên tiến, như thay khớp và chỉnh hình cột sống. Trong khi đó, Trung tâm Ung bướu AIH ứng dụng các phương pháp điều trị công nghệ cao như phẫu thuật bằng robot và liệu pháp proton, nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, các chuyên gia từ Bệnh viện Raffles Singapore sẽ tham gia thăm khám và điều trị chung, đồng thời cung cấp ý kiến chẩn đoán thứ hai cho bệnh nhân của Bệnh viện AIH trong các buổi khám định kỳ. Điều này giúp bệnh nhân Việt Nam được thăm khám trực tiếp với các bác sĩ quốc tế ngay trong nước, không cần di chuyển ra nước ngoài, từ đó giảm chi phí và tối ưu thời gian điều trị.
Bệnh viện AIH sở hữu trang thiết bị y tế hiện đại.
Bệnh viện Raffles Singapore chuyển giao công nghệ, phương pháp điều trị và giám sát chất lượng dịch vụ lâm sàng tại Bệnh viện AIH, đảm bảo các quy trình y khoa đạt tiêu chuẩn cao nhất.
Đồng thời, phòng thí nghiệm Bệnh viện AIH cũng sẽ được nâng cấp toàn diện thông qua Chương trình Đảm bảo Chất lượng Ngoại kiểm (EQA), được chứng nhận bởi Hiệp hội các chuyên gia lâm sàng và giải phẫu bệnh Hoa Kỳ (CAP), đảm bảo kết quả xét nghiệm và chuẩn đoán chính xác.
Sự hợp tác giữa Bệnh viện AIH và Bệnh viện Raffles Singapore là bước tiến quan trọng trong xu hướng toàn cầu hóa y tế, giúp người Việt tiếp cận công nghệ y khoa tiên tiến và dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo chuẩn Singapore. Về lâu dài còn là bài toán tiết kiệm chi phí, sự an tâm trong quá trình điều trị của bệnh nhân, đặc biệt với những bệnh lý phức tạp.
" alt=""/>Bệnh viện Quốc tế Mỹ mở rộng tiêu chuẩn y tế Singapore tại Việt NamĐại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: H.L)
"Đại sứ quán Pháp cam kết sát cánh cùng các bạn để hỗ trợ sự năng động này bằng cách tăng cường trao đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án hợp tác", Đại sứ Olivier Brochet nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn (Ảnh: H.L).
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp không ngừng được củng cố và phát triển trong suốt thời gian dài vừa qua. Bên cạnh hợp tác về kinh tế, văn hóa, giáo dục... hợp tác y tế cũng là một trong những hợp tác quan trọng, hiệu quả và trở thành điểm sáng trong quan hệ hai nước.
Đến thời điểm hiện tại, quan hệ hợp tác y tế giữa Việt Nam và Cộng hòa Pháp đã bao phủ rất nhiều lĩnh vực, trong số đó không thể không kể đến hợp tác trong lĩnh vực đào tạo.
Chương trình bác sĩ nội trú Pháp ngữ và nay là chương trình đào tạo cấp bằng bác sĩ chuyên khoa/chuyên khoa sâu đã tiếp nhận hơn 3000 bác sĩ, dược sĩ Việt Nam đến thực tập tại các bệnh viện của Pháp.
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế (Ảnh:H.L).
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết, từ năm 1993, với sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp, nhiều dự án đào tạo y khoa, trao đổi chuyên gia, cung cấp trang thiết bị y tế và thuốc đã được thực hiện.
Các chương trình đào tạo bác sĩ, dược sĩ nội trú tại Pháp, đào tạo liên đại học tại Việt Nam… không chỉ góp phần hiện đại hóa hệ thống y tế Việt Nam mà hơn hết đã đào tạo được hàng nghìn bác sĩ chuyên khoa giỏi cho đất nước.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet thay mặt Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm cho GS.TS Nguyễn Hữu Tú (Ảnh: H.L).
Phát biểu khi được nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm, GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết, cách đây 30 năm, ông rất may mắn cùng gần 100 đồng nghiệp thuộc các chuyên ngành khác nhau được lựa chọn và lên đường sang Pháp học nội trú 1 năm (FFI).
"Đối với các bác sĩ trẻ chưa một lần ra nước ngoài như chúng tôi lúc bấy giờ đến nước Pháp là đến một thế giới khác. Vượt qua tất cả rào cản và khác biệt đó, tôi cùng các đồng nghiệp làm quen, thích ứng và nỗ lực để học được nhiều nhất, hiểu được nhiều nhất từ các đồng nghiệp Pháp", GS Tú nói.
GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội (Ảnh: H.L).
Theo GS Tú, trong 122 năm qua, Trường Đại học Y Hà Nội, với thầy Hiệu trưởng đầu tiên Bác sĩ Alexandre Yersin, nhà bác học lỗi lạc người Pháp, công dân danh dự Việt Nam, luôn là biểu tượng lịch sử, sống động và hiệu quả về mối quan hệ và hợp tác y khoa Pháp - Việt.
Cành cọ Hàn lâm (Palmes académiques) là một huân chương cao quý được Pháp trao tặng cho các giảng viên, nhà khoa học có nhiều thành tựu trong nghiên cứu tại các viện/trung tâm hay các trường đại học hoặc đóng góp lớn cho sự kết nối Pháp - Việt.
Đây là một trong những phần thưởng cao quý của Chính phủ Pháp ra đời đầu thế kỷ 19.
GS.TS Nguyễn Hữu Tú, sinh năm 1968, tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại Đại học Y Hà Nội năm 1990, tốt nghiệp bác sĩ nội trú (chuyên ngành gây mê hồi sức) năm 1993 và tốt nghiệp hai chương trình nội trú bệnh viện (FFI) chuyên khoa sâu ngành gây mê hồi sức tại Pháp.
Năm 2000-2003, ông là nghiên cứu viên tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia, Cộng hòa Pháp (CNRS, Gif-sur-Yvette), trợ giảng tại Đại học Paris XII, Créteil. Năm 2003, ông tốt nghiệp tiến sĩ y học tại Đại học Y Hà Nội, sau đó tham gia các chương trình trao đổi kinh nghiệm tại Tasmania và Adelaide, Australia.
" alt=""/>Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Pháp